Bị Vết Thương: Có NênThay Băng Rửa Thường Xuyên Hay Không ?

Y Tế An Gia: Như chúng ta đã biết ! khi chăm sóc vết thương, rửa vết thương là hết sức cần thiết trước khi băng bó, Việc rửa thay băng vết thương hàng ngày làm giảm tình trạng nhiễm trùng, đồng thời cải thiện hiệu quả điều trị vết thương nhanh lành.

Mục đích của việc rửa làm sạch vết thương là loại bỏ các tế bào bị hoại tử khỏi vết thương để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm giúp cho vết thương khô ráo, sạch sẽ, nhanh lành hơn. Vì vậy, việc chăm sóc, xử lý vết thương rất được quan tâm.

bi vet thuong co nen rua thay bang thuong xuyen hay khong
Bị Vết Thương: Có NênThay Băng Thường Xuyên Hay Không ?

Bị vết thương có nên rửa thay băng thường xuyên hay không ? Có nên rửa vết thương hàng ngày hay không ? Nên rửa vết thương ngày mấy lần? Rửa sao cho đúng ? Nên Rửa Vết Thương Bằng Gì Là Tốt Nhất ! Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra lời giải đáp nhé !

Nên Rửa Vết Thương Ngày Mấy Lần? Rửa Sao Cho Đúng?

Câu hỏi “nên rửa vết thương mấy lần 1 ngày” chắc hẳn được rất nhiều người quan tâm. Nếu rửa vết thương quá ít thì sẽ không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Ngược lại, rửa vết thương quá nhiều lần trong ngày sẽ làm cho vết thương lâu liền miệng, kéo dài thời gian điều trị.

Bị Vết Thương Bao Lâu Nên thay Băng Rửa Một Lần

Đối với các vết thương khác nhau, ở vị trí khác nhau thì tần suất rửa vết thương cũng tương đối khác nhau. Với vết thương nhẹ, diện tích nhỏ, nằm ở vị trí kín đáo thì có thể thực hiện rửa vết thương tối thiểu 1 lần/ngày.

bi vet thuong bao lau nên thay bang rua 1 lan
Bị Vết Thương Bao Lâu Nên thay Băng Rửa Một Lần

Còn với vết thương thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân bụi bẩn ngoài môi trường và có nguy cơ nhiễm bẩn cao thì nên rửa ít nhất là 2 – 3 lần mỗi ngày để đảm bảo vết thương luôn sạch sẽ.

Nên Rửa Vết Thương Bằng Gì Là Tốt Nhất !

90% người dân hay sử dụng oxy già đây là sai lầm nhiều người gặp phải. Bản chất của oxy già là một chất sát khuẩn cực mạnh ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn chúng còn phá hủy cả các tế bào lành.

nen rua vet thuong bang dung dich gi tot nhat
Nên Rửa Vết Thương Bằng Dung Dịch Gì Là Tốt Nhất !

Vì vậy chất này chỉ được các sử dụng một lần duy nhất vào lúc làm sạch ngày đầu. Những ngày sau, nếu dùng lại oxy già sẽ phá hủy các mô liên kết mới hình thành vết thương sẽ lâu liền.

Hỏi: Giá Thay Băng Viết Thương Bao Nhiêu ? Ở Đâu Tốt Nhất TPHCM

Lựa Chọn Dung Dịch Rửa Vết Thương

Tùy theo từng loại vết thương và từng giai đoạn lành vết thương mà lựa chọn dung dịch rửa vết thương thích hợp:

1. Vết thương nhỏ, nông, sạch, đơn giản: rửa bằng nước muối sinh lý, cồn 700, povidine pha loãng. Thường không cần khâu và có thể xử trí tại nhà.

2. Vết thương sạch hoặc vết mổ sạch: rửa vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc povidine pha loãng, có thể khâu kín vết thương.

3. Vết thương nhiễm trùng, có dị vật dơ, giập nát mô mềm nhiều: cần rửa nhiều lần với nước muối sinh lý, povidine và cả oxy già. Sau khi rửa sạch cần được cắt lọc kỹ và để hở vết thương. Những trường hợp này nên được xử trí tại các cơ sở y tế, không nên tự xử trí vết thương tại nhà.

Cách Chăm Sóc Thay Băng Rửa Vết Thương Khâu Tại Nhà

Chăm sóc vế thương là nghiệp vụ cơ bản của điều dưỡng. Dưới đây là những nguyên tắc cơ bản trong chăm sóc, thay băng vết thương mà điều dưỡng cần chú ý. Đây cũng là những nguyên tắc chăm sóc vết thương, vết mổ mà điều dưỡng tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tại nhà AN GIA đang tuân thủ nghiêm ngặt.

cach cham soc thay bang rua vet thuong tai nha
Cách Chăm Sóc Thay Băng Rửa Vết Thương Tại Nhà

Bước 1: Người trực tiếp rửa vết thương hở cho người bệnh cần rửa sạch đôi bàn tay của mình bằng xà phòng

Bước 2: Nếu vết thương đã được băng bó từ trước thì nhẹ nhàng tiến hành bóc băng ra

Bước 3: Lau rửa sạch bề mặt vết thương bằng gạc ẩm tẩm nước muối sinh lý

Bước 4: Pha loãng cồn i-ốt với nước muối sinh lý theo tỷ lệ 1:5. Sau đó dùng tăm bông sạch tẩm dung dich cồn pha loãng sát khuẩn vết thương hở theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài; diện tích vùng sát khuẩn phải rộng hơn diện tích miệng vết thương.

Bước 5: Với trường hợp vết thương có rỉ dịch nhiều cần băng bó lại bằng gạc vô khuẩn rồi cố định bằng băng cuộn hoặc băng dính. Với trường hợp chỉ có xây sát da, miệng vết thương khô ta có thể để thoáng vết thương sẽ mau liền hơn.

Bạn nên khảo ý kiến bác sĩ về cách rửa cũng như số lần rửa trong ngày nếu vết thương nặng, diện tích lớn, hoại tử sâu, còn tồn tại dị vật bên trong vết thương và có dấu hiệu nhiễm trùng (mưng mủ, sưng đỏ, chảy mủ vàng xanh có mùi hôi,…).

Ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, mời bạn gọi điện: 0909597901 đến Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tại nhà AN GIA hoặc nhắn tin qua Zalo: 0909597901 để được các Bác Sĩ Y Tế An Gia tư vấn giải đáp cho bạn nhanh nhất nhé !

Mời bạn xem tiếp: Dịch Vụ Thay Băng Cắt Chỉ Vết Thương Khâu Tại Nhà TPHCM

5/5 - (1 bình chọn)

Tham gia bình luận:

Dịch Vụ Y Tế Tại Nhà Liên Hệ Y Tế An Gia Đăng Ký Khám Tại Nhà