Truyền Nước Khi Nào ! Bị Gì ? Những Ai Nên Truyền Nước Biển

Giải Đáp Thắc Mắc Khi Nào Cần Truyền Nước Biển

✅ Trong mỗi người chúng ta không ít lần được truyền nước biển tại các bệnh viện, phòng khám hay tại nhà….Vì trong cuộc sống không ai có thể tránh khỏi nhưng mệt mõi, đau ốm và bệnh tật. Và chắc chắn đã đôi lần các bạn đã phải truyền nước biển rồi đúng không ạ.

gia dap thac mac khi nao can truyen nuoc bien tai nha
Truyền Nước Khi Nào ! Bị Gì ? Những Ai Nên Truyền Nước Biển

✅ Nhưng có rất nhiều thắc mắc gọi điện, gửi mail đến Chamsocytetainhaangia.com hỏi Truyền Nước Khi Nào ! Bị Gì ? Những Ai Nên Truyền Nước Biển, truyền nước biển có tác dụng gì ? Thì cùng Dịch Vụ Y Tế Tại Nhà An Gia tham khảo những chia sẽ dưới đây giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé !

Truyền Nước Biển Có Tác Dụng Gì ? Có Tốt Không ?

 ✔️ Truyền nước cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể: cách truyền nước này thường dùng trong các trường hợp cơ thể suy kiệt, ăn uống kém như đường (glucoza, dextrose); các dung dịch chứa chất đạm, chất béo, vitamin như alversin 40, amigolg 8,5%, amino – plasmal 5%, nutrisol 5%, vitaplex, lipofundin, clinoleic… chỉ nên truyền sau phẫu thuật, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng đường miệng, không tiêu hóa được thức ăn.

truyen nuoc bien co tac dung gi co tot khong
Truyền Nước Biển Có Tác Dụng Gì ? Có Tốt Không ?

 ✔️ Truyền dịch cung cấp nước và chất điện giải (còn gọi là nước biển) dùng trong trường hợp mất nước, mất máu như tiêu chảy, bỏng, ói mửa, ngộ độc thực phẩm… Thường là các dung dịch như lactate ringer, natri clorua 0.9%, bicarbonate natri 1,4%…

 ✔️ Truyền nước nước biển để truyền bù nhanh các chất albumin hay các dịch chất tuần hoàn trong cơ thể. Thường là dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử…

Truyền Nước Khi Nào ! Bị Gì ? Những Ai Nên Truyền

 ✸ Bác sĩ trước khi truyền dịch cho bệnh nhân phải xét nghiệm máu để biết chỉ số trung bình về đường, muối, các chất điện giải trong máu, quyết định có nên truyền dịch cho bệnh nhân hay không và truyền với liều lượng thế nào.

 ✸ Bệnh nhân không tự ý đến cơ sở y tế, quầy dược hoặc mời bác sĩ về nhà truyền dịch khi chưa được khám chữa và kết luận từ bác sĩ.

 ✸ Một số trường hợp chống chỉ định với phương pháp bổ sung này, đo là người bị suy thận cấp, suy thận mãn, tăng kali huyết, urê huyết, suy tim, toan huyết, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp…

 ✸ Trẻ bị sốt không truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.

met moi suy nhuoc bi gi nen truyen nuoc bien tai nha
Truyền Nước Khi Nào ! Bị Gì ? Những Ai Nên Truyền

 ✸ Người bị suy tim, khi được truyền dịch vào quá nhanh, tim không co bóp được dẫn đến ứ nước trong phổi, làm phù phổi, suy tim, suy hô hấp, thậm chí tử vong.

 ✸ Người có tiền sử bị suy thận, đặc biệt ở thể thiểu niệu hay vô niệu, nếu nước được truyền vào quá nhanh, thận sẽ không thải nổi cũng gây ứ nước trong cơ thể, gây phù…

 ✸ Người tập luyện choáng do chạy bộ, đổ mồ hôi, mất nước nhiều, truyền dịch có thể khiến cơ thể mất cả muối lẫn nước. Ngoài ra, lượng nước này khi vào cơ thể dễ gây ngộ độc nước, phù não. Nặng hơn có thể khiến bệnh nhân lên cơn co giật, thậm chí dẫn đến tử vong.

 ✸ Kể cả người khỏe mạnh truyền các dịch như hoa quả có thể sinh chứng lười ăn, phù tim, thận… vì đột ngột bổ sung cho cơ thể một lượng dinh dưỡng và nước quá lớn.

 ✸ Đảm bảo chất lượng dịch truyền, còn nhãn mác, còn hạn sử dụng, chai thuốc trong suốt…Kiểm tra dây truyền, sát trùng nơi tiêm, không pha thêm thuốc khác vào dịch truyền

Xem Thêm: Truyền Nước Biển Giá Bao Nhiêu ? Ở Đâu Tốt Nhất

Những Nguy Hiểm Có Thể Xảy Ra Trong Truyền nước Bạn Nên Lưu Ý !

 1. Tại nơi truyền như : phù chỗ tiêm, đau sưng nơi vùng đang truyền dịch, viêm tĩnh mạch nhất là khi truyền các loại nước biển ưu trương.

 2. Phản ứng toàn thân như : cảm giác lạnh , rét run ,sắc mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở ,đau ngực các trường hợp này phải báo ngay nhân viên y tế, để kịp thời xử trí để tránh được những diễn tiến nguy hiểm hơn.

 3. Một số trường hợp xảy ra: những biến chứng nguy hiểm như tai biến, dị ứng, sốc phản vệ gây tử vong, nhiễm khuẩn, phù não, rối loạn điện giải… rất nguy hiểm.

Chăm Sóc Y Tế Tại Nhà An Gia hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc Truyền Nước Khi Nào ! Bị Gì ? Những Ai Nên Truyền Nước Biển . Chúc các bạn luôn thật nhiều sức khỏe và thành công trong cuộc sống. Chamsocytetainhaangia.com sẽ luôn cập nhật những bài viết mới các bạn đừng bỏ qua và hãy chia sẻ bài viết cho mọi người cùng tham khảo nhé !
5/5 - (1 bình chọn)

Tham gia bình luận:

Dịch Vụ Y Tế Tại Nhà Liên Hệ Y Tế An Gia Đăng Ký Khám Tại Nhà