Giải đáp: Phụ nữ mang thai có nên truyền nước không?

Mang thai là thời điểm cơ thể người phụ nữ trải qua những thay đổi đáng kể và rất nhạy cảm về sức khỏe. Một trong những chủ đề được quan tâm trong giai đoạn mang thai là việc truyền nước hoa quả hay còn gọi là truyền đạm, truyền dịch hay truyền nước biển có ảnh hưởng đến thai nhi hay không và bà bầu có nên truyền nước?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chủ đề này một cách chi tiết và giải đáp các thắc mắc cho một số câu hỏi thường gặp cũng như lưu ý cần biết cho mẹ bầu khi truyền nước.

phu-nu-mang-thai-co-nen-truyen-nuoc
Phụ nữ mang thai có nên truyền nước?

Phụ nữ mang thai có nên truyền nước? Một số thắc mắc phổ biến

Câu trả lời là có nhưng phải xem xét cẩn thận và chỉ truyền nước khi cần thiết. Có rất nhiều người cứ nghĩ rằng truyền nước biển để khỏe thôi chứ không có tác hại gì là một sai lầm thường thấy, đặc biệt khi phụ nữ mang thai.

Việc truyền nước khi phụ nữ mang bầu chỉ có lợi khi được truyền đúng cách, đúng kỹ thuật, không truyền nước một cách lạm dụng. Lưu ý quan trọng là phải thực hiện dưới sự tư vấn và thực hiện bởi bác sỹ chuyên môn hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm.

Dưới đây là những câu hỏi và giải đáp cụ thể về việc truyền nước hoa quả cho phụ nữ mang thai có thể tham khảo.

1. Truyền nước khi mang thai 3 tháng đầu

Ba tháng đầu tiên là giai đoạn hình thành và mới phát triển của thai nhi nên cần phải hết sức lưu ý không nên lạm dụng truyền nước.

Việc cơ thể khi mang bầu có những triệu chứng mệt mỏi, ốm nghén là điều bình thường. Nếu tình trạng không quá nghiêm trọng, thì mẹ bầu có thể dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, bổ sung các dưỡng chất cần thiết thông qua ăn uống.

Bất kỳ loại thuốc hay dịch truyền nào tiêm vào cơ thể mẹ bầu đều cần phải có sự tư vấn và chỉ định của bác sỹ chuyên môn để không xảy ra sự cố ngoài ý muốn, đặc biệt là phụ nữ trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.

2. Bà bầu bị cảm có truyền dịch được không?

Khi bị cảm lạnh, phụ nữ mang thai sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, cơ thể mất nước và hàng loạt các vấn đề khó chịu khác. Vì vậy, bà bầu bị cảm có thể truyền dịch để bổ sung lượng nước cần thiết giúp cân bằng chất điện giải trong cơ thể.

ba-bau-bi-cam-co-nen-truyen-nuoc
Bà bầu bị cảm, truyền dịch liệu có tốt?

Nhưng truyền dịch chưa phải là biện pháp tốt nhất cho bà bầu bị cảm lạnh. Lời khuyên dành cho bà bầu bị cảm là nên tăng sức đề kháng bằng các cách tự nhiên nhất như:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống nước lọc ít nhất 2 lít mỗi ngày, có thể dùng thêm trà thảo dược, hoặc uống nước chanh mật ong để giải cảm.
  • Nghỉ ngơi: Cơ thể cần nghỉ ngơi để phục hồi, và nâng cao hệ miễn dịch giúp chống lại cảm lạnh

Ngoài ra, bà bầu bị cảm có thể dùng nước muối để rửa mũi hoặc xúc miệng để thông mũi và giảm viêm. Biện pháp truyền dịch cho bà bầu bị cảm nên được thực hiện dưới sự tư vấn và chỉ định của bác sỹ hoặc nhân viên y tế chuyên môn.

3. Ốm nghén có nên truyền nước?

ba-bau-bi-om-nghen-co-nen-truyen-nuoc
Ốm nghén có nên truyền dịch?

Trong hầu hết các trường hợp, ốm nghén không cần điều trị bằng truyền nước. Tuy nhiên, nếu một phụ nữ mang thai bị ốm nghén nặng với các triệu chứng:

  • Nôn mửa nghiêm trọng
  • Chán ăn kéo dài
  • Chóng mặt và mệt mỏi

Thì có thể cân nhắc truyền nước hoa quả để bổ sung lượng nước đã mất và giúp cơ thể có thêm năng lượng tăng cường sức khỏe.

4. Truyền dịch có ảnh hưởng đến thai nhi

Nói chung, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Vì tùy thuộc vào tình trạng của bà bầu và dịch truyền được sử dụng có tác dụng phụ ảnh hưởng hay không.

Truyền dịch hay nước hoa quả thường sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi nếu người mẹ truyền dịch với liều lượng phù hợp và có sự giám sát của nhân viên y tế.

Tuy nhiên, giai đoạn đầu của thai kỳ rất quan trọng. Vì vậy trước khi truyền dịch, phụ nữ mang thai phải báo cho bác sỹ hoặc nhân viên y tế truyền dịch về tình trạng mang thai và các dị ứng thành phần thuốc nếu có.

5. Sảy thai có nên truyền nước không

Một vấn đề cũng hay gặp liên quan tới quá trình mang thai là khi bà bầu không may bị sảy thai. Trong trường hợp này, người sảy thai có thể truyền nước để thay thế và bổ sung lượng nước bị mất do chảy máu và cân bằng hệ tuần hoàn của cơ thể.

Tuy nhiên, quyết định có nên truyền dịch khi sảy thai phụ thuộc vào từng trường hợp và phải được quyết định bởi bác sỹ hoặc chuyên gia y tế.

Lưu ý quan trọng khi truyền nước cho phụ nữ mang thai

Để phụ nữ mang thai có thể truyền dịch an toàn, hiệu quả, không ảnh hưởng tới thai nhi thì có một số lưu ý quan trọng cần xem xét trước khi truyền:

  • Tham vấn và xin lời khuyên từ chuyên gia y tế trước khi truyền dịch. Nếu bất tiện đi lại, có thể liên hệ dịch vụ y tế tại nhà uy tín có cung cấp dịch truyền nước
  • Xem xét các lựa chọn thay thế trước khi truyền. Ví dụ, khi phụ nữ mang thai bị ói mửa, mệt mỏi có thể cân nhắc uống thêm nước và nghỉ ngơi thay vì truyền dịch luôn.
  • Thận trọng với các loại dịch truyền. Nếu có bất kỳ dị ứng nào thì nên thông báo cho bác sỹ trước khi truyền để không ảnh hưởng tới thai nhi và mẹ.
  • Quan sát các triệu chứng xấu xảy ra khi truyền để kịp thời thông báo cho bác sỹ như nổi mề đay, sưng tấy,…

Tóm lại, phụ nữ mang thai có thể được truyền dịch nếu thấy cần thiết về mặt sức khỏe. Việc bổ sung đầy đủ nước, dưỡng chất bằng việc ăn uống tự nhiên và nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần lạc quan luôn được khuyến khích cho phụ nữ mang thai trước khi tiêm truyền bất kỳ loại thuốc hay dịch truyền nào.

luu-y-khi-truyen-dich-y-te-an-gia
Lưu ý khi truyền dịch

Hi vọng bài viết trên đây của Y Tế An Gia đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về việc “phụ nữ mang thai có nên truyền nước hay không”. Nếu quý khách cần tư vấn về y tế, xin vui lòng liên hệ số hotline: 090 959 7901 để được chuyên gia y tế chúng tôi hỗ trợ.

Đánh Giá Khách Hàng

Tham gia bình luận:

Dịch Vụ Y Tế Tại Nhà Liên Hệ Y Tế An Gia Đăng Ký Khám Tại Nhà